Chế độ ăn:
Các thức ăn cho bệnh nhân chứa ít purin, mỡ và protein. Hạn chế thức ăn chế biến từ thịt, cá, tôm , cua… Cho bệnh nhân uống nhiều nước từ 2-3 l/24h. nước uống có nhiều sulphat natri và sulphatmagie. Ở bệnh nhân có nguy cơ hình thành sỏi thận cho uống nước pha 4g Natri bicarbonat/1lit nước uống, Alkanine 1 gói/24h.
Kiêng rượu bia.

Dùng thuốc:

Điều trị liên tục bằng colchicine liều thấp! 1mg/24h có tác dụng làm giảm số cơn tái phát, nhất là trong trường hợp bệnh nhân viêm nhiều khớp và có nhiều cơn cấp tính tái phát.
Các thuốc làm giảm acid uric máu: Gồm 2 nhóm.
Thuốc tăng đào thải acid uric qua thận: Có tác dụng ức chế sự tái hấp thu urat của ống thận, dễ gây sỏi thận. Cần cho liều nhỏ tăng dần, kết hợp uống nhiều nước và bicarbonate.
Probenecid (benemid) viên 0,25 cho liều 2 viên/24h trong tuần đầu, tăng dần liều 0,5g/ một tuần nhưng không quá 2g/24h.
Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, dị ứng, ra mồ hôi, hạ huyết áp.
Khi bênh nhân có suy thận thì chuyển dùng allopurinol, không phối hợp với aspirin vì làm giảm tác dụng của thuốc.
Sulfipyrazol (anturan) viên 100mg, liều khởi đầu là 100mg sau tăng dần, liều tối đa không quá 600mg/24h. Thuốc có tác dụng tốt cho các trường hợp khi probenecidn không có tác dụng. Khả năng dung nạp tốt, ít gây tác dụng phụ.
Không phối hợp với aspirin và các salisilat vì làm giảm tác dụng của thuốc.
Benziodaron ( amplivic ) liều 100-300mg/24h, có tác dụng thải acid uric nhanh hơn các thuốc trên, ít tác dụng phụ. Nhưng có thể gây cường chức năng tuyến giáp vì trong thành phần cấu tạo có chứa iod. Thuốc có thể chỉ định cho cả bệnh nhân có suy thận.
Benzobromaron ( Desuric- labaz) viên 100mg, liều dùng 100mg/24h, tác dụng tốt cho cả bệnh nhân có suy thận.
Nhược điểm của thuốc tăng thải acid uric là tạo nguy cơ gây sỏi thận và sỏi niệu quản, nên không dùng cho bệnh nhân có sỏi tiết niệu.
Thuốc ức chế tổng hợp acid uric:
Allopurinol (zyloric, milurit, domedol ) viên 100 và 300mg. thuốc có tác dụng ức chế men Xanthinoxydase là men chuyển Hypoxanthine thành xanthine và chuyển thành acid uric. Liều khởi đầu 100mg sau tăng liều tới 300-400mg/24h. không nên dùng quá 600mg/24h.
Thuốc có tác dụng tốt ít có tác dụng phụ.
Thiopurinol liều 250-500mg/24h có tác dụng tương tự allopurinol.
Sử dụng phối hợp thuốc đào thải acid uric và thuốc ức chế tổng hợp acid uric có nhiều ưu điểm, có thể làm giảm số lượng và kích thước các hạt tophi.
Thường dùng thuốc ức chế tổng hợp acid uric cho những bệnh nhân có biến chứng thận, suy thận. Thuốc tăng thải trừ acid uric cho bệnh nhân chưa có biến chứng suy thận.
Lọc máu bằng thận nhân tạo : làm giảm acid uric máu.