Mục tiêu điều trị gút cấp là giảm đau hiệu quả bằng thuốc kháng viêm càng nhanh càng tốt. Các thuốc được chọn lựa là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), colchicine và glucocorticoide. Thuốc kháng viêm không steroid thường dùng trong Gút, dung nạp tốt là indomethacin
Mục tiêu điều trị là nhằm:
Giảm đau nhanh chóng và an toàn.
Phòng ngừa tái phát đợt cấp.
Phòng ngừa hình thành tophi và phá huỷ khớp.
Điều trị các bệnh lý nội khoa kết hợp.
Mục tiêu điều trị gút cấp là giảm đau hiệu quả bằng thuốc kháng viêm càng nhanh càng tốt. Các thuốc được chọn lựa là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), colchicine và glucocorticoide. Thuốc kháng viêm không steroid thường dùng trong Gút, dung nạp tốt là indomethacin, các thuốc NSAID khác cũng có hiệu quả, được khuyên dùng liều tối đa. Giảm liều thuốc khi triệu chứng giảm. Tránh dùng NSAID ở những bệnh nhân bị viêm loét hoặc có tiền căn viêm loét dạ dày tá tràng. Cẩn thận ở những bệnh nhân suy thận.
Colchicine có hiệu quả trong Gút nhưng lại kém dung nạp hơn NSAID. Liều colchicines là 0,5-0,6mg dùng mỗi giờ, cho đến khi đạt được một trong ba điểm sau:(1)cải thiện lâm sang đáng kể, (2)bắt đầu có tác dụng phụ trên dạ dày-ruột, (3)dùng đủ 10 liều mà không cải thiện( lúc này cần phải xem lại chuẩn đoán Gút!). Tác dụng phụ trên dạ dày-ruột bao gồm: buồn nôn, nôn, ói mữa, tiêu chảy, đau oặn bụng. tác dụng phụ trên dạ dày ruột xảy ra ở bất kỳ người nào có dung colchicine (ở một liều đặc biệt nào đó). Tuy nhiên, tác dụng phụ này thay đổi tuỳ từng người tuỳ theo sự dung nạp thuốc của họ. Thông thường, tác dụng phụ này hiện diện cùng lúc với giai đoạn kiểm soát cơn Gút cấp, nhưng nó có thể vẫn còn tồn tại trước khi triệu chứng của gút giảm.
Colchicine có thể dung bằng đường tĩnh mạch, đặc biệt ở những bệnh nhân đang hồi phục sau phẫu thuật, hoặc ở bệnh hnân không thể dung bằng đường uống được. Dùng Colchicine đường tĩnh mạch có lợi điểm là tác dụng nhanh, không tác dụng phụ trên dạ dày-ruột, khi dung colchicine bằng đường tĩnh mạch thì không đựơc dung đồng thời thuốc này qua đường uống. Khi sử dụng, thuốc được pha trong 20-50ml nước muối sinh lý, truyền tĩnh mạch trong thời gian 15-20 phút. Nếu để thuốc thoát ra ngoài mạch có nguy cơ gây phản ứng nặng. Liều colchicine duy nhất qua đường tĩnh mạch không được quá 2 mg. Tổng liều trong giai đoạn tấn công không được quá 3 mg/24 giờ. Người bệnh không dung them colchicine qua bất kỳ đường nào trong vòng 7 ngày sau khi dung liều tĩnh mạch đầu tiên.
Colchicine không được khuyến cáo dung qua đường tĩnh mạch khi có bệnh lý thận hoặc gan. Chống chỉ định tuyệt đối dung colchicine bằng đường tĩnh mạch khi người bệnh có suy thận và suy gan, độ lọc cầu thận <25ml/phút, và tắt mật ngoài gan. Chống chỉ định tương đối bao gồm: có dấu hiệu nhiễm trùng gian phát, có ức chế tuỷ xương trước đó, hoặc dung cách khoảng colchicine qua đường uống.
Dùng thuốc colchicine không đúng cách có thể gay6 ra những độc tính nặng, thậm chí có thể tử vong cho người bệnh. Tất cả những trường hợptử vong được báo cáo và độc tính nặng thường do dung liều cao hoặc liều thong thường ở bệnh nhân có suy chức năng thận.
Glucocorticoid thường dành cho những bệnh nhân bị chống chỉ định với colchicine hoặn NSAID, hoặc 2 thuốc này không có hiệu quả. Có những báo cáo lẻ tẻ về khả năng tái phát sớm gút sau điều trị giai đoạn cấp bằng glucocorticoid, nhưng các nghiên cứu mới đây không xác nhận điều này. Thời gian đáp ứng đối với glucocorticoid cũng tương tự như như NSAID và colchicine. Liều prednisone thường dung là 20-40mg/ngày, giảm liều dần từ 1-2 tuần sau khi triệu chứng giảm. Có thể dung bằng đường tĩnh mạch, với liều 40 mg prednisone hoặc 10 mg triamcinolone. Thông thường, gút cấp cải thiện khi dung một trong những loại thuốc kể trên. Tuy nhiên, trong trường hợp cực kỳ nặng hoặc dung 1 loại thuốc mà không cải thiện bệnh, thì đòi hỏi phải kết hợp thuốc. Đó là kết hợp thêm thuốc giảm đau trung ương.
Một khi người bệnh bị cơn gút cấp, bệnh có thể được dự phòng bằng colchicine liều thấp hoặc NSAID với liều thong thường. Tuy nhiên, điều trị dự phòng không được đặt ra trừ trường hợp có dung them thuốc giảm urat. Dùng colchicine liều dự phòng là 0,5-0,6 mg x 1-3 lần/ngày, giảm được tái phát gút cấp đến 75-85%. Dùng colchicine liều thấp là an toàn và hiếm khi gây tác dụng phụ trên dạ dày-ruột.
Dùng colchicine lâu dài có thể gây biến chứng thần kinh-cơ ở bệnh nhân suy chức năng thận, đặt biệt là ở những bệnh nhân lớn tuổi. Cẩn thận, tránh dung liều colchicine >0,6mg/ ngày ở những bệnh nhân có creatinine máu >1,5mg/dl. Độc tính thần kinh cơ của colchicine biểu hiện bằng yếu cơ ngọn chi, đau dị cảm, tăng CPK, bất thường trên điện cơ. Bệnh lý sợi trục thần kinh này hồi phục hoàn toàn trong vòng vài tuần sau khi ngưng thuốc. Cuối cùng, thuốc làm giảm urate có thể dùng để điều trị đợt gút cấp hoặc phòng ngừa hình thành tophi. Mặc dù cần phải có chế độ tiết chế trong ăn uống, nhưng không thể đủ giảm urat trong huyết tương.
Mục tiêu điều trị là duy trì mức urate trong máu đạt ≤5,0 mg/dl. Với mức này, cơ thể trung hoà được urate, ngăn tạo những tinh thể. Nếu như urate > 7.0mg/dl sẽ xảy ra hiện tượng quá bảo hoà, bà sẽ kết tinh thành tinh thể. Hay nói khác đi, khi lượng urate trong máu duy trì ở mức từ 8-10 mg/dl sẽ không cải thiện được bệnh, và bệnh sẽ tiếp tục tiến triển.
Allopurinol là một loại thu6óc ức chế xanthine oxidase, được chọn lựa để điều trị gút. Thuốc có thể tác dụng chậm trong việc giảm urate máu ở những bệnh nhân có tăng axit uric máu do giảm bài tiết, và đặc biệt, thuốc được chỉ định cho những bệnh nhân có sản xuất quá nhiều urate. Những bệnh nhân có tophi và sạn thận, những bệnh nhân này dung nạp với thuốc điều trị thải uric. Allopurinol có thể dùng được trong những trường hợp suy thận, nhưng phải giãm3 liều để tránh độc tính. Ở những bệnh nhân có chức năng thận bình thường, liều allopurinol là 200 mg/ngày là đủ kiểm soát urate/máu. Nếu bệnh nhân có điều trị dự phòng bằng colchicine, liều allopurinol khởi đầu là 300mg/ngày. Mặt khác, khuyên bệnh nhân dùng liều khởi đầu là 100mg/dl trong vòng 1 tuần, tăng liều từ từ cho đến nhi liều thấp nhất mà vẫn kiểm soát được urate/máu. Thường thì bệnh nhân dùng allopurinol liều 300-400mg/ngày là duy trì được axit uric/máu ≤ 5mg/dl. Liều dùng allopurinol tối đa là 800mg/ngày.
Phải thận trọng khi dùng allopurinol ở những bệnh nhân có dùng azathioprine, hoặc 6-mercaptopurine, vì allopurinol làm giảm chuyển hoá của các thuốc này, do đó sẽ làm tăng tác dụng của thuốc trong cơ thể.
Tác dụng phụ và độc tính của allopurinol là: sốt, nhức đầu, tiêu chảy, khó tiêu, viêm màng phổi, nổi mẫn da, viêm gan, hoại tử bì da. Hội chứng nhạy cảm allopurinol hiếm gặp, nhưng nếu gặp sẽ rất trầm trọng, có tỉ lệ tử vong 20-30%. Phản ứng nhạy cảm với allopurinol thường gặp hơn ở những bệnh nhân lớn tuổi có suy thận và dùng thuốc lợi tiểu. Khi nổi mẫn da thì phải ngưng thuốc ngay.
Thuốc thải axit uric cũng có tác dụng làm giảm urate máu, hiệu quả ở những bệnh nhân có chức năng thận bình thường (độ lọc cầu >60ml/phút), người bệnh không có tiền căn sạn thận, tránh dùng tất cả các thuốc nhóm salisylate và tránh dùng cho bệnh nhân >65 tuổi. Salisylate dùng liều thấp 81mg/ngày, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc thải axit uric. Tránh dùng những loại thuốc này ở bệnh nhân bị sỏi thận vì sẽ dễ tạo sỏi thận hơn. Cuối cùng, thuốc thải axit uric cần có chức năng thận tốt mới có hiệu quả. Dùng Probenecid liều khởi đầu 500mg x 3lần/ngày hoặc cho đến khi đạt được mức urate trong huyết tương như mong muốn. Tác dụng phụ của thuốc này là nổi mẫn da.
Sulfinpyrazone cũng là loại thuốc thải axit uric được dùng tại Mỹ. Liều dùng là 100mg chia 2-3 lần/ngày, tối đa là 800mg/ngày cho đến khi đạt mức urate trong máu như mong muốn. Benzbromarone cũng là loại thuốc thải uric được dùng ở Châu Âu, cũng có hiệu quả ở bệnh nhân có suy chức năng thận vừa.
Tăng axit uric đơn thuần hiếm khi chỉ định điều trị đặc hiệu bằng thuốc giản uric máu. Tuy nhiên, dùng allopurinol và thuốc thải axit uric không khuyến cáo dùng trong tăng axit uric không triệu chứng. cần xác định nguyên nhân tăng axit uric và các bệnh phối hợp khác như: tăng huyết áp, béo phì, nghiện rượu, tiểu đường, tăng lipid máu.