Nguyên nhân gây bệnh Gout và các biến chứng của Gout liên quan chặt chẽ với nồng độ Acid Uric trong máu. Do vậy, kiểm soát nồng độ Acid Uric trong máu là điều kiện tiên quyết trong quá trình kiểm soát điều trị bệnh Gout.
Điều kiện để muối Urat lắng đọng kết tủa là nồng độ Acid Uric trong máu tăng. Với mỗi người cụ thể thì độ bão hòa Acid Uric trong máu có khác nhau, trung bình với nồng độ 415µmol/l – 420 µmol/l thì bắt đầu có hiện tượng lắng đọng tinh thể muối Urat ở tổ chức cạnh khớp, bao hoạt dịch, sụn khớp, dịch khớp và dưới da… Acid Uric được tạo thành từ quá trình thoái biến Purin, tất cả các loại thực phẩm giàu Purin đều có thể là nguyên nhân làm gia tăng nồng độ Acid Uric máu, làm gia tăng bệnh gout. Điển hình là các thực phẩm: Thịt chó, thịt thú rừng, phủ tạng động vật, hải sản, măng, nấm, giá đỗ…
Với những người thích ăn nhậu và ăn nhậu nhiều, ngoài nguy cơ tăng Acid Uric máu do ăn nhiều thực phẩm thì uống nhiều rượu bia cũng dẫn đến tác hại ghê gớm:
Uống nhiều rượu bia làm tăng độc với tế bào trong cơ thể làm chết, phân hủy nhiều tế bào đặc biệt là tế bào gan. Tế bào phân hủy càng nhiều thì càng tạo ra nhiều nhân Purin, tạo ra nhiều Acid Uric làm cho nồng độ Acid Uric trong máu tăng lên, làm bệnh gout phát triển.
Etanol, còn được biết đến như là rượu etylic, ancol etylic, rượu ngũ cốc hay cồn, là một hợp chất hữu cơ. Quá trình chuyển hóa Etanol trong cơ thể tạo ra nhiều sản phẩm độc hại có gốc Acid trong đó có Acid Acetic. Những Acid này sẽ cạnh tranh đào thải với Acid Uric qua thận làm cho thận đào thải Acid Uric kém dẫn tới ứ đọng trong cơ thể làm cho nồng độ Acd Uric trong máu tăng dẫn tới bệnh gout.
Uống nhiều rượu bia đặc biệt ở những người nghiện rượu bia thì tác hại của rượu bia rất rõ rệt nó gây độc với gan và thận làm chức năng thận yếu đi dẫn tới không đào thải được Acid Uric ra khỏi cơ thể làm tăng nguy cơ bị bệnh gout.
Ngoài những tác hại như trên thì bản thân bia có nhiều hợp chất Protein , khi uống vào cơ thể sẽ chuyển hóa và tạo ra một lượng lớn Purin, Acid Uric góp phần làm tăng nồng độ Acid Uric trong máu, làm gia tăng bệnh gout.
Với những bệnh nhân gout và những người đã có tăng Acid Uric trong máu cần có chế độ ăn uống sinh hoạt vận động hợp lý nhằm kiểm soát bệnh gout, kiểm soát biến chứng của gout. Một trong những biện pháp đó là chế độ ăn giảm thịt nói chung. Với những thực phẩm không nên ăn là tất cả các loại thực phẩm giàu Purin như thịt chó, thịt thú rừng, phủ tạng động vật, hải sản, măng, nấm, giá đỗ…Cùng với không uống rượu, bia và uống nhiều nước khoáng kiềm mà tốt nhất hiện nay là khoáng kiềm CORALWATER.
CORALWATER không thể thiếu trong điều trị bệnh gout và tăng Acid Uric máu.
Bs Trịnh Văn Tuân. Chuyên gia điều trị Gout – Viện Gút Hà Nội